Trung tâm điều dưỡng, chăm sóc người có công
TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG CHĂM SÓC NGƯỜI CÓ CÔNG
2024-01-03T21:52:00-05:00
2024-01-03T21:52:00-05:00
https://ttddcsncchue.vn/about/trung-tam-dieu-duong-cham-soc-nguoi-co-cong.html
/themes/default/images/no_image.gif
TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG CHĂM SÓC NGƯỜI CÓ CÔNG
https://ttddcsncchue.vn/uploads/logo.png
Trung tâm điều dưỡng chăm sóc người có công thành với ba chức năng nhiệm vụ chính: Điều dưỡng phục hồi sức khoẻ tập trung cho người có công và thân nhân người có công, Chăm sóc nuôi dưỡng người có công cô đơn, người có công có hoàn cảnh đặc biệt, Đón tiếp, bố trí chỗ ở cho thân nhân liệt sỹ đến thăm viếng mộ và di dời hài cốt liệt sỹ.
Tiền thân của Trung tâm Điều dưỡng, chăm sóc người có công là Nhà dưỡng lão (trước năm 1997), từ ngày 22/01/1997 đổi tên thành Trung tâm Nuôi dưỡng người có công cách mạng. Trung tâm hiện giờ được thành lập theo Quyết định số 2385/QĐ-UBND ngày 20/10/2008 của UBND tỉnh.
Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm được quy định tại Quyết định số 2919/QĐ-UBND ngày 11/11/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, theo đó, Trung tâm có ba chức năng, nhiệm vụ chính: (i) Điều dưỡng phục hồi sức khoẻ tập trung cho người có công và thân nhân người có công; (ii) Chăm sóc nuôi dưỡng người có công cô đơn, người có công có hoàn cảnh đặc biệt; (iii) Đón tiếp, bố trí chỗ ở cho thân nhân liệt sỹ đến thăm viếng mộ và di dời hài cốt liệt sỹ.
1. Về công tác điều dưỡng phục hồi sức khoẻ tập trung cho người có công và thân nhân người có công (NCC): Hàng năm Trung tâm tổ chức điều dưỡng cho hơn 1.100 NCC trong tỉnh và khoảng 200 NCC ngoại tỉnh.
Bước vào “mùa” điều dưỡng hàng năm, Trung tâm xây dựng Chương trình điều dưỡng hết sức cụ thể: Sắp xếp số lượng NCC theo đoàn đảm bảo số lượng phù hợp với năng lực triển khai của Trung tâm, có sự luân phiên chuyển đổi đợt điều dưỡng giữa các địa phương. Mỗi đợt điều dưỡng tổ chức 6 ngày, mỗi ngày phân từng hoạt động cụ thể, đảm bảo khoa học, tránh nhàm chán, thuận lợi cho NCC thực hiện
Trung tâm luôn chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ NCC đến điều dưỡng từ khâu đón tiếp đến việc chăm sóc hàng ngày, với việc xây dựng thực đơn đa dạng, phong phú, đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng, phù hợp với người cao tuổi và người có bệnh nền; duy trì chế độ chăm sóc sức khỏe hàng ngày cho đối tượng như thăm khám, vật lý trị liệu, châm cứu, xoa bóp, hỗ trợ thuốc bổ, thực phẩm chức năng, vệ sinh phòng ở hàng ngày; tổ chức các hoạt động tập thể để nâng cao đời sống tinh thần cho đối tượng như: chiếu phim tài liệu, phim truyện về đề tài bảo vệ tổ quốc và xây dựng đất nước trên màn hình rộng để đối tượng được dễ xem; đưa đoàn đi tham quan các danh lam thắng cảnh, thăm các bảo tàng trên địa bàn tỉnh, đi dã ngoại hai bên bờ sông Hương bằng ô tô điện; tổ chức giao lưu văn nghệ để đối tượng thể hiện sự đam mê ca hát của mình. Định mức, chế độ điều dưỡng được Trung tâm thực hiện đúng quy định, công khai rõ ràng từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc mỗi đợt điều dưỡng. Khi tổng kết đánh giá mỗi đợt điều dưỡng, hầu hết đối tượng cảm thấy hài lòng, đánh giá cao sự lễ độ, chu đáo của Trung tâm.
2. Về công tác nuôi dưỡng người có công cô đơn, không nơi nương tựa: Tại thời điểm kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh – Liệt sỹ (năm 2023) Trung tâm đang nuôi dưỡng 13 người (tuổi trung bình là 84 tuổi, người nhiều tuổi nhất là 98 tuổi, người ít tuổi nhất là 72 tuổi), trong đó có 05 thương binh, 05 người có công giúp đỡ cách mạng, 01 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học và 02 người là thân nhân liệt sỹ. Các đối tượng nuôi dưỡng ở Trung tâm ngoài việc được hưởng chế độ trợ cấp ưu đãi theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, chế độ đối với người cao tuổi, còn được ngân sách địa phương hỗ trợ trên 1,9 triệu đồng/tháng (trong đó hỗ trợ tiền ăn 1,5 triệu đồng/tháng).
- Về công tác quản lý, chăm sóc các cụ nuôi dưỡng:quan điểm và nhận thức của toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động của Trung tâm là xem các cụ như người thân của mình, chăm sóc, nuôi dưỡng như người cha người mẹ; làm sao cho các cụ vào đây được sống khỏe, sống vui và đỡ tủi thân khi về già vì không có người thân bên cạnh; mọi việc làm của Trung tâm đều mang ý nghĩa tri ân sâu sắc, thể hiện rõ truyền thống uống nước nhớ nguồn của Nhân dân ta, thực hiện tốt chính sách đền ơn đáp của Đảng và Nhà nước đối với người có công với cách mạng. Các cụ vào đây, được Trung tâm chăm sóc từ bữa ăn, giấc ngủ, vệ sinh cá nhân, thăm khám sức khỏe hàng ngày, chăm cứu, phục hồi chức năng để giảm bệnh tật, nâng cao sức khoẻ; cụ nào bị bệnh nặng thì đưa đi điều trị tại bệnh viện, cử nhân viên y tế thăm nuôi. Việc quản lý là không máy móc, làm gò bó các cụ, cụ nào có nhu cầu về thăm quê, đi hiếu, hỉ, Trung tâm tạo điều kiện cho các cụ đi bình thường. Khi các cụ mất, nếu không có người bà con thân thích xin về quê làm đám tang thì Trung tâm sẽ tổ chức hậu sự chu đáo theo phong tục tuyền thống của địa phương. Phòng cụ các được trang bị máy điều hoà, quạt mát, hệ thống vệ sih ghép kín. Trong sinh hoạt, Trung tâm có xây dựng nội quy sinh hoạt cụ thể, rõ ràng, được các cụ thông qua để chấp hành. Việc tổ chức ăn uống hàng ngày, Trung tâm lên thực đơn và niêm yết cho các cụ biết, giám sát; cụ nào không tự ăn được thì hộ lý sẽ bón ăn.
- Về khám chữa bệnh, cán bộ y tế được phân công trực 24/24 giờ để theo dõi, chăm sóc sức khỏe cho các cụ; mỗi ngày đo huyết áp, thân nhiệt 2 lần; cụ nào có thể châm cứu, phục hồi chức năng được thì thực hiện châm cứu, bố trí thiết bị phục hồi chức năng cho các cụ sử dụng. Cụ nào lâm bệnh nặng cần phải đi viện thì cán bộ y tế sẽ đưa đi điều trị và cử người vào bệnh viện chăm sóc.
- Về tổ chức mai táng cho các cụ khi mất, hầu hết các cụ nuôi dưỡng đều mất tại Trung tâm; Trung tâm có bố trí một phòng riêng dành cho các cụ lúc hấp hối để khỏi ảnh hưởng đến tâm lý các cụ khác, khi các cụ mất nếu bà con thân thích không xin đưa về quê tổ chức thì Trung tâm tổ chức mai táng theo nghi lễ tuyền thống, thời gian không quá 03 ngày, có bố trí phòng tang lễ - thờ cúng đảm bảo trang nghiêm. Sau khi mai táng, trong vòng 49 ngày, ngày nào cũng có cúng cơm cho các cụ; các lễ cúng 49 ngày, 100 ngày, nhập năm thực hiện đầy đủ; khi các cụ đủ 01 năm là là tổ chức kị chung vào ngày 27/7 hàng năm; ngoài ra các ngày rằm, mồng một, tết Nguyên đán Trung tâm đều sắm lễ vật dâng hương cho các cụ.
- Về chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, mức tiền ăn nuôi dưỡng người có công hiện đang thực hiện theo Nghị quyết 32/2021/NĐ-HĐND ngày 14/10/2021 của HĐND tỉnh với mức 1.500.000 đồng/người/tháng, được áp dụng từ tháng 11/2021. Tính ra, mỗi ngày các cụ được ăn 50.000 đồng/ngày. Phần lớn các cụ ở đây có khoản trợ cấp hàng tháng của Nhà nước nên các cụ mua thêm thực phẩm bồi bổ. Các khoản khác chăm lo các cụ như áo quần, chăn ga, thuốc chữa bệnh thông thường... đảm bảo đầy đủ cho các cụ.
- Sự gần gũi, ân cần đối với NCC nuôi dưỡng: ngoài việc chăm sóc dinh dưỡng, chăm sóc sức khoẻ hàng ngày của nhân viên cấp dưỡng, nhân viên y tế – hộ lý, lãnh đạo Trung tâm thường xuyên đến phòng ở, nơi sinh hoạt các cụ để thăm hỏi, động viên, trò chuyện thân mật, tạo sự ấm áp, gần gũi, giúp các cụ vơi đi nổi buồn cô đơn, bệnh tật. Đến dịp lễ, tết, cùng với quà theo chế độ, các cụ được Trung tâm tổ chức ăn lễ và trao quả từ kinh phí của Trung tâm; mỗi khi Trung tâm tổ chức cúng, kỵ như hiệp kỵ ngày 27/7, cúng tất niên… đều mời các cụ dùng bữa cơm thân mật với toàn thể viên chức, người lao động của Trung tâm.
3. Toàn thể viên chức, người lao động luôn có tình thần đoàn kết thống nhất cao; lãnh đạo Trung tâm và Ban chấp hành các đoàn thể luôn quan tâm đến lợi ích chính đáng và phúc lợi cho viên chức, người lao động; chế độ tiền lương được chi trả đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời; ai có thành tích xuất sắc được ghi nhận và khen thưởng kịp thời; Trung tâm thường tổ chức các bữa ăn tập thể rất thân mật, ấm cúng vào dịp lễ, tết, cúng kỵ trong năm; hàng năm Công đoàn tổ chức cho đoàn viên đi nghỉ dưỡng đã mang lại niềm vui thực sự cho đoàn viên sau những ngày làm việc cật kực, vất vả.